• Breaking News

    ĐỌC HIỂU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Phần 1


    ➤Báo cáo Kết quả hoạt động Kinh doanh( BCKQHĐKD) là báo cáo cho biết hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định(thường là Năm,Bán niên,Quý) thể hiện qua 3 yếu tố Doanh thu,Chi phí,và Kết quả(Lời hoặc Lỗ)
    ➤Kết cấu của 1 bảng BCKQHĐKD:

    🔺Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
    🔽là toàn bộ số tiền thu được or sẽ thu được từ việc bán sản phẩm hàng hóa,cung câp dịch vụ cho khách hàng,Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba
    🔽Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
    -Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
    -Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
    -Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
    -Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
    -Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
    🔽Doanh thu được ghi nhận khi bán hàng hóa sản phẩm không phân biệt người mua đã trả tiền hay chưa. Nếu người mua chưa trả tiền thì khoản mục khoản phải thu sẽ tăng lên
    🔺Các Khoản giảm trừ Doanh thu gồm có:
    🔽Chiết khấu thương mại:là khoản tiền mà Dn giảm trừ cho khách hàng do khách hàng mua SP,Dv với khối lượng lớn
    🔽Giảm giá hàng bán:là khoản DN giảm trừ trên giá bán đã thỏa thuận trên hóa đơn cho khách hàng do hàng kém phẩm chất,không đúng quy cách or không giao đúng thời hạn như trong HĐ
    🔽Hàng bán bị trả lại: là giá trị của số hàng đã bán nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do hàng kém chất lượng, vi pham H,không đúng chủng loại…
    🔺Doanh thu thuần :Doanh thu thuần được gọi cách khác là doanh thu thực là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ như: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại
    🔽Cần xem chi tiết cơ cấu doanh thu theo từng lĩnh vực,ngành hàng,khu vực địa lý xem đâu là dòng doanh thu chính của doanh nghiệp,Xu hướng,Tiềm năng và Rủi ro của các phần này.Xác định chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp (vd: theo mùa vụ, ổn định ..)
    🔽Đánh giá chất lượng Doanh thu và Khả năng tăng trưởng Doanh Thu: Doanh thu tăng trưởng phải có sự tương quan với các khoản phải thu và Dòng tiền.
    🔽Nếu có thể đánh giá xem Tăng trưởng Doanh thu đến từ tăng sản lượng tiêu thụ hay tăng giá bản hay cả hai.
    🔺Giá Vốn Hàng Bán:Là giá trị của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã xác định tiêu thụ và một số khoản cụ thể khác theo qui định của chuẩn mực kế toán
    🔽Nếu là DN sản xuất giá vốn là CP nguyên vất liệu trực tiếp+ cp nhân công trực tiếp+ cp sản xuất chung( khấu hao máy móc điện nước…) của những sp đã bán, còn nếu là DN thương mại thì giá vốn chính là giá mua + cp khác( đóng gói Sp vận chuyển về kho..)của hàng hóa đã bán.
    🔽Đánh giá cơ cấu giá vốn và biến động giá NVL đầu vào để dự báo ảnh hưởng của giá NVL đầu vào tới hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất(Thời gian ảnh hưởng,Mức độ ảnh hưởng)
    🔺Lợi nhuận gộp:là dòng lợi nhuận có được  khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn
    🔽Hệ số Lợi nhuận gộp/ doanh thu được là biên lợi nhuận gộp.Đây là một trong những hệ số rất quan trong trong phân tích( sẽ đề cập sâu trong các seri bài viết về các Hệ số tài chính) Trong hầu hết mọi trường hợp, biên lợi nhuận gộp càng cao so với các DN cùng ngành càng tốt( cho biết DN có những lợi thế nào đó so với các Đói thủ), và xu hướng biên lợi nhuận gộp tăng qua các thời kỳ là càng tốt.
    🔽Biên lợi nhuận gộp tăng có thể đến từ giá hàng bán tăng, hoặc chi phí đầu vào trong giá vốn hàng bán giảm or do cơ cấu sp thay đổi( các Sp cho biên lợi nhuân cao được tiêu thụ nhiều hơn).
    🔽Biên lợi nhuận gộp cũng cho thấy phần nào sức mạnh cạnh tranh của DN(với 2 DN cùng ngành cùng quy mô doanh thu, DN nào có biên LN gộp lớn hơn thì có thể giảm giá nhiều hơn để cạnh tranh or cũng có thể chi nhiều hơn cho các hoạt động marketing,khuyến mãi.. để cạnh tranh)
    🔺Doanh thu tài chính:phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp gồm: Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư;Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác
    🔽Về cơ bản Doanh thu tài chính được phân loại thành 3 loại chính:
    (1)Các khoản lãi tiền gửi,Cổ tức được chia,lãi từ bán các khoản đầu tư tài chính..
    (2)Lãi từ Đánh giá lại Tài sản..
    (3)Lãi chênh lệnh tỷ giá hối đoái..
    ➞trong các loại trên thì thường có Loại 1 mới tạo ra dòng tiền cho DN,còn 2 loại còn lại không mang tới dòng tiền cho DN,Thêm nữa Loại 1 cùng thường có tính chu kỳ hơn còn loại 2,3 thường là loại one-time (một lần).
    🔽Xét tính chu kỳ của các loại Doanh thu tài chính DN nhận được: Nếu DN trong kỳ có doanh thu tài chinh tăng đột biến nên xem kỹ là đến từ đâu là do lãi tiền gửi, bán các khoản đầu tư,thoái vốn hay chênh lệch tỷ giá..,( cần làm rõ xem Mô hình KD của DN nếu DN thuộc dạng công ty Holding như REE thì hàng năm đều có 1 khoàn Doanh thu tài chính rất lớn tới từ Lãi tiền gửi và cổ tức được chia, đó lại là 1 tín hiệu rất tốt)
    🔽Nhưng Về nguyên tắc chung LNST của DN được coi là tốt khi nó đến từ hoạt động kinh doanh chính( bán hàng và cung cấp sp,dv),Trừ các TH ngoại lệ như những DN có nguồn tiền gửi rất lớn do đặc thù ngành nghề nên sẽ có lãi tiền gửi rất lớn chẳng hạn như NTC( ngành BĐS khu công nghiệp) hoặc DN dạng Holding như REE...
    🔺Chi Phí Tài Chính :phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái..
    🔽Mỗi DN, ngành kinh doanh sẽ có những đặc thù riêng và sẽ có những loại chi phí tài chính khác nhau chẳng hạn như ngành điện được vay ưu đãi từ nước ngoài nợ bằng ngoại tệ rất nhiều nên ngoài chi phí lãi vay phải trả thì lãi lỗ tỷ giá còn ảnh hưởng với cường độ mạnh hơn( có những DN điện lãi or lỗ phụ thuộc chủ yếu vào biến động tỷ giá) , khoản mục  quan trọng nhất trong chi phí tài chính  nói chung là chi phí lãi vay cần phải thận trọng khi Chi phí lãi vay tăng quá nhanh(tăng nhanh hơn tốc độ tăng của LN gộp) cần tìm hiểu xem DN   chịu lãi suất bình quân là bao nhiêu,Tại sao DN cần vay nợ, DN vay nợ để tài trợ cho việc việc, vay ngắn hay dài và có hợp lý với tình trạng hiện tại của DN không.
    🔺Chi Phí Bán Hàng :dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển
    🔽Về nguyên tắc quản trị chi phí Chi phí bán hàng và CP quản lý DN có mối tương quan khá lớn với Doanh thu, vì vậy cần xem xét mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng và 2 loại CP này để có đánh giá hợp lý,nếu 2 Chi phí này tăng nhưng Doanh thu tăng với tốc độ lớn hơn thì tốt hay trường hợp tối ưu Doanh Thu tăng trong khi tỷ lệ 2 chi phí này/Doanh thu giảm( DN có những lợi thế vượt trội như thương hiệu mạnh, Quản trị chi phí tốt),còn nếu 2 CP này tăng mà DN,LN gộp giảm là thì tiềm ẩn nhiều rủi ro ( DN mở rộng quy mô, tăng quảng cáo.. nhưng thị trường không đón nhận như kỳ vọng,hoặc kiểm soát chi phí ko hợp lý..)

    🔺Chi phí quản lý DN: phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...)
    🔽Hai chi phí Bán hàng và CP QLDN được gọi là chi phí hoạt động, các Nhà Đầu Tư thường tính 1 loại LN=LN gộp-CP bán hàng-CP QLDN  và gọi là LN từ hoạt động cốt lõi và thường yêu cầu sự tăng trưởng của loại LN cốt lõi này
    🔺Lợi nhuận thuần từ HDKD: xác định=LN gôp+ Doanh thu tài chính-CP tài chính-CP bán hàng-CP quản lý DN
    🔽Có thế tính Biên LN thuần từ HĐKD(=LN thuần Từ HĐKD/Doanh thu thuần) và so sánh với Biên LN gộp, nếu Biên LN gộp thấp hơn quá nhiều thì có khả năng cao DN đã tăng LN thuần từ HĐKD bằng cách tác động vào Doanh thu tài chính or chi phí tài chính.
    🔺Thu nhâp khác: phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Gồm các khoản chính như:lãi bán thánh lý TSCĐ,Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác,Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng....
    🔽Lưu ý thường các thu nhập kiêu này chỉ có 1 lần nhưng vẫn có cá biệt 1 số khoản thu từ thu nhập khác là có tính chu kỳ năm nào cũng có như các DN trong ngành cao su thiên nhiên(từ Bán gỗ cao su)hoặc HAX( đến từ hoa hồng bán xe) nên cần để ý để đánh giá cho phù hợp.
    🔺Chi Phí khác: gồm Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ ,Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính,Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết
    🔺Lợi nhuân trước thuế: Được xác định bằng LN thuần từ HĐKD+thu nhập khác-Chi phí khác và đây là thu nhập chịu thuế thu nhập DN
    🔺Lợi nhuận sau thuế:Là Phần Lợi nhuận mà DN được nhận sau khi hoàn tất nghĩa vụ thuế thu nhập DN
    🔽Cần phải xem LN của DN đến từ nguồn nào từ Hoạt động cốt lõi hay các hoạt động tài chính hay LN khác,LN có tăng trưởng hay ko,tăng do DT bán hàng tăng trưởng hay do các nguồn khác tăng lên,nếu có sự bất thường nên hiệu chỉnh để có con số đánh giá chính xác hơn.
    🔽Kiểm tra Dòng tiền từ HĐKD trên BC lưu chuyển tiền tệ ( tính tỷ lệ LNST/CFO. hoặc CFO/Doanh thu thuần...)để xác nhận lại 1 lần nữa xem Lợi nhuận có đi kèm với dòng tiền không


    ➽Trên đây mới là cách đọc hiểu kết cấu của 1 Bản BC KQHĐKD còn nhiều vấn đề như :
     Doanh thu,LN hiện tại có tăng trưởng không(cơ cấu,nguyên nhân và xu hướng)và dư địa và động lực tăng trưởng trong tương lai ra sao, Khả năng sinh lời trên Doanh thu thế nào( các Biên lợi nhuận),DN có kiểm soát tốt các chi phí không?,lợi nhuận đến từ hoạt động KD cốt lõi hay từ các nguồn khác( Doanh Thu tài chính, thu nhập khác),DN có tạo được ra tiền trong kỳ không?,Khả năng thanh toán lãi vay có được đảm bảo?,hiệu quả sử dụng tài sản,sử dụng vốn ra sao cải thiện hay thụt lùi.? DN có lợi thế cạnh canh nào không trên góc nhìn từ BC KQHĐKD hay Dấu hiệu Rủi ro thể hiện như thế nào.. Mình sẽ Trình bày ở các phần sau.

            SĐT: 0368794871 (A Dũng)
           Skype:Dungndhsc
          Email :Ndd.ftu.k49@gmail.com

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    Post Bottom Ad