• Breaking News

    Ngành Bán Lẻ Động Lực và Xu Hướng


    Động lực và xu hướng cho ngành bán lẻ:
    ➤Hiện ở Việt Nam, tính đến năm 2025, thế hệ Z(từ 22 đến 35 tuổi) sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, và tương đương với khoản 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng
    ➤Tầng lớp trung lưu có tốc độ tăng rất nhanh, tăng hơn 20% trong giai đoạn 2010-2017.Tính từ năm 2014, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập vào tầng lớp trung lưu toàn cầu.Theo Nielsen, đến năm 2020,tầng lớp này sẽ vào khoảng 44 triệu người và lên tới 95 triệu người vào năm 2030.Đây là nhân tố quan trọng đẩy mạnh của sức mua thị trường trong tương lai
    ➤Tỷ lệ dân số thành thị tăng khoảng 3 – 4% mỗi năm( tương đương 3,5 triệu người) là một thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp bán lẻ
    ➤Bình quân mặt bằng bán lẻ hiện nay tại Hà Nội là 0,26m2/người, TP.HCM là 0,12m2/người - thấp hơn rất nhiều so với các thành phố khác trong khu vực như Bangkok (0,89m2/người), Singapore (0,75m2/người), Bắc Kinh (0,65m2/người)
    ➤Bán hàng đa kênh (omni-channel) đang trở thành một xu hướng bán lẻ hiệu quả:Muốn thắng trong cuộc đua của ngành bán lẻ, doanh nghiệp phải tập trung vào khách hàng. Phải năng động hơn, phải hiểu về người tiêu dùng nhiều hơn để cá nhân hóa nhu cầu của người tiêu dùng. Một trong những vấn đề quan trọng các nhà bán lẻ cần quan tâm là làm sao để xây dựng hệ thống mua sắm đa kênh, tích hợp nhiều hình thức mua sắm cùng một lúc.Dẫn chứng là tại Việt Nam, 44% khách hàng tìm hiểu sản phẩm online và tiếp tục đặt hàng online trong khi tỷ lệ khách hàng tìm hiểu sản phẩm online nhưng mua tại các cửa hàng offline lên tới 51%. Bên cạnh đó, hành vi người tiêu dùng cũng đã có những thay đổi mạnh mẽ khi các thiết bị điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến
    ➤Xu hướng của sự tiện lợi:Khi người mua hàng ở thành thị có ít thời gian hơn, làm việc ở các thành phố đông đúc, phải đối mặt với tắc nghẽn giao thông và sống xa nơi làm việc, họ cần các giải pháp và sản phẩm tiện lợi có thể giúp cuộc sống dễ dàng hơn,vậy nên người tiêu dùng Việt Nam quan tâm hơn đến tốc độ nhanh, sự tiện lợi,cụ thể số lượt người mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi trong năm 2018 đã tăng gấp 4 lần so với năm 2010,

    ➤Xu hướng Kết Nối: Người tiêu dùng tại các thị trường đang phát triển đang đặt ra xu hướng trong các hành vi số, điện thoại di động và thương mại điện tử không chỉ ở các quốc gia của mình mà trên qui mô toàn cầu
    ➤Xu hướng Thương hiệu cao cấp và nhãn hàng riêng: Doanh thu từ các thương hiệu cao cấp và cá nhân đều có xu hướng tăng lên. Người tiêu dùng thấy được rằng những sản phẩm nhãn hàng riêng đang cải thiện chất lượng và sẵn sàng trao đổi thương hiệu đặc trưng của mình cho những khách hàng sẵn sàng chi tiêu với giá trị này người tiêu dùng mong muốn sự cao cấp hơn. Có 60% các ngành hàng tiêu dùng nhanh cho thấy sự tăng trưởng trong phân khúc cao cấp. Đối với người tiêu dùng thì khái niệm cao cấp không chỉ đơn thuần là nói về giá
    ➤Sức khỏe và sự an khang sẽ ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên. Đây cũng là tiêu chí nằm trong Top 3 mối quan tâm lớn nhất của người Việt. Từ đó, người tiêu dùng đang thay đổi quan điểm ăn uống của mình và họ mong muốn có nhiều sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên hơn
    ➤Đô thị hóa ở vùng nông thôn và các thành phố với mật độ dân cư trung bình: Vùng nông thôn và các thành phố với mật độ dân cư trung bình sẽ là điểm dừng tiếp theo. Khi cơ sở hạ tầng và các cơ hội việc làm được cải thiện ở những khu vực đang phát triển này, các trung tâm thương mại mới cũng sẽ đồng thời được thiết lập
    <>Tầm soát DN:
    -Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả
    -Khả năng đổi mới
    -Khả năng nhạy bén với thị trường
    -Dẫn đầu về chi phí
    P/S:-Xu hướng tăng trưởng của lĩnh vực bán lẻ cũng đang mở ra cơ hội và thách thức rất lớn cho các hãng logistics

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    Post Bottom Ad