• Breaking News

    TẢN MẠN VỀ PE


    ➤Tản mạn về P/E.
    Hệ số P/E là một trong những chỉ số phân tích quan trọng, quyết định đến việc lựa chọn mã cổ phiếu của nhiều nhà đầu tư nhất là với trường phái đầu tư giá trị. Vậy P/E là gì? Và sử dụng nó như thế nào để hỗ trợ cho công việc đầu tư sẽ được đề cập tới trong bài viết này.
    ➦Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) theo công thức P/E = P/EPS
    EPS(Thu nhập trên 1 cổ phần-Earning per Share) = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành ( theo cách tính của Việt Nam là trừ thêm phần tử số với quỹ khen thưởng phúc lợi)
    Nhà đầu tư nên phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quí trước đó (gọi là trailing P/E-P/E trượt) và loại dự báo thu nhập bốn quý tiếp theo (gọi là forward P/E hay P/E dự phóng). Khi nói đơn giản P/E, thì nên hiểu là trailing P/E
    ➦Ý nghĩa:
    🔼P/E = Số năm hòa vốn: nghĩa là sau bao năm đầu tư thì có thể hoàn vốn từ lợi nhuận công ty nếu lợi nhuận không đổi
    🔼PE là mức giá NĐT sẵn sàng trả cho 1 đồng EPS của DN
    🔼Có 1 cách hiểu thông dụng nữa là lấy nghịch đảo của tỷ số P/E, NDT sẽ thấy được mức sinh lời trên đồng vốn mình bỏ ra
    Lưu ý:P/E không có ý nghĩa đối với DN có EPS âm.

    ➦Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị P/E:
    🔼Tốc độ tăng trưởng và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai:Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động tới hệ số P/E, nếu so sánh 2 doanh nghiệp cùng ngành, nhà đầu tư bỏ tiền mua cổ phiếu của công ty có mức P/E cao hơn có nghĩa là họ kỳ vọng mức sinh lời tốt hơn ở công ty này, với mức tăng trưởng kỳ vọng này các mức P/E của các năm sau nhanh chóng giảm xuống.
    🔼Chất lượng EPS: Nếu DN có tốc độ tăng trưởng EPS ở mức cao và bền vững thì thị trường sẽ có lòng tin nhiều hơn vào DN và sẵn sàng chấp nhận mức P/E cao hơn, còn nếu chất lượng EPS kém, Lợi nhuận của doanh nghiệp không đến từ hoạt động kinh doanh chính, or DN có rủi ro lớn trong giá trị tài sản,nghĩa vụ nợ hay chi phí tiềm tàng và có nguy cơ làm sụt giảm lợi nhuận lớn trong tương lai thì cho dù Giá có tăng cao nhưng chỉ thời gian ngắn sau sẽ quay trở lại mức giá thậm chí thấp hơn. ở đây đề cập thêm về rủi ro biến động của EPS: thường thì thị trường sẽ trả mức P/E cao hơn nhiều cho các DN có mức tăng trưởng EPS ổn định trong nhiều năm
    Một VD điển hình là SMC: Công ty thép này hiện có EPS hơn 7k và P/e bằng 2.27. Thấp đáng kinh ngạc. nhưng khi tìm hiểu sâu vào lợi nhuận.thì sẽ nhận ra Lợi nhuận của công ty dao động rất lớn,khá bết bát các năm từ 2013-2015, năm 2015 thậm chí lỗ. Năm 2016 lợi nhuận của SMC lại rất đột biến EPS lên tới 12k, DN này là 1 DN thuần thương mại và thường xuyên đầu cơ NVL và hàng hóa đầu vào dẫn đến EPS biến động khá bất thường, và kết quả kinh doanh của DN lại phụ thuộc phần lớn bởi các yếu tố DN khó thể kiểm soát được như giá NVL,hàng hóa, chi phí lãi vay… nên thị trường trả cho DN mức P/E rất thấp.và nếu so với 1 DN cùng ngành cùng mảng thương mại là TLH thì TLH với EPS hiện tại là 3724đ/cp ứng với mức P/E là 1,59 thì còn chưa phải thấp nhất..
    🔼Đặc điểm ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh: thường các ngành có độ ổn định cao, mức độ cạnh tranh thấp, ít phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế sẽ có P/E cao hơn các ngành khác, ngành công nghệ thì P/E thường rất cao nhưng kèm theo rủi ro cao tương ứng.
    Các bạn chắc đã hiểu tại sao HPG 1 DN đầu ngành của ngành thép với mức tăng trưởng EPS từ năm 2015-2016 là 54,8% từ 5574đ/cp lên 8627đ/cp nhưng PE trong 2 năm này chỉ trong khoản 5-6-7 lần,trong khi DHG trong năm 2016 EPS tăng từ 6762đ/cp lên 8161đ/cp tăng trưởng 20.7% nhưng lại có mức PE khoảng 10-11-12 lần, thậm chí năm 2017 EPS của DHG giảm xuống chỉ còn 5822đ/cp nhưng PE trung bình năm 2017 thậm chí còn tăng lên tới mức 21.
    🔼Vị thế của DN trong ngành: chắc chắn rồi 1 DN đầu ngành với lợi thế với quy mô lớn, thương hiệu mạnh sẽ được các NĐT chấp nhận mức P/E cao hơn các DN khác trong ngành,đơn giản vì họ tin tưởng rằng những gã khổng lồ sẽ khó bị đánh bại hơn cả. thêm nữa những DN có lợi thế cạnh tranh bền vững thường được trả với mức P/E rất cao như công ty cảng hàng không ACV có P/E hơn 42 lần
    🔼Chu kỳ của nền kinh tế: trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng thì thường với chính sách nới lỏng tiền tệ,thường các DN sẽ có mức tăng trưởng EPS tốt hơn do có nhiều vốn vay giá rẻ hơn và thị trượng chứng khoán sẽ được bơm tiền vào nhiều hơn, các NĐT tổ chức, cá nhân lớn sẽ có dư thừa tiền và sẵn sằng chấp nhận mức P/E cao hơn.
    ➦Tóm lại P/E cao ( cao hơn so với các DN cùng ngành) thường hàm ý 1 trong các Trường hợp sau:
    🔼DN có thể tăng trưởng với tốc độ cao ,bền vững trong tương lai
    🔼DN có vị thế cao trong ngành kèm theo có nhiều lợi thế cạnh tranh mạnh và bền vững giúp DN có thể tăng LN
    🔼Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu chu kỳ
    🔼DN thuộc ngành nghề có dư địa tăng trưởng trong tương lai lớn hoặc
    🔼DN đã được trả giá quá cao
    🔼…………………………………………….
     Nếu đầu tư vào các CP có P/E cao thì cần theo dõi và tầm soát chặt tốc độ tăng trưởng và dư địa tăng trưởng còn lại của DN và cả ngành với loại này khi có dấu hiêu tăng trưởng chậm lại hoăc ngừng tăng trưởng nên tiến hành bán.
    *P/E thấp thường do:
    🔼DN có hiệu quả kinh doanh kém, không tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm
    🔼DN ở trong 1 ngành, lĩnh vực cạnh tranh quá lớn ,vị thế lại thấp,và có thể ngành đang trong thời kỳ suy thoái
    🔼Rủi ro làm giảm EPS quá lớn( chất lượng tài sản quá kém ..) or chất lượng EPS không cao,LN đến từ các hoạt động bất thường là chủ yếu như bán các TS.
    🔼Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu chu kỳ
    🔼DN đang bị đánh giá thấp( trường hợp này tuy có nhưng cũng khá hi hữu),
    🔼……………………………………………………….
     Nếu có ý định đầu tư vào những cp có P/E thấp cần tầm soát chặt nguồn gốc Lợi nhuận,chất lượng tài sản và các rủi ro tiềm ẩn của DN
    ➦Phần này chúng ta sẽ đánh giá xem P/E như thế nào được coi là cao hay thấp qua một vài tip nhỏ thường được các NĐT sử dụng trên thị trường
    🔼So sánh P/E hiện tại của cổ phiếu với mức P/E trung bình ngành. Các công ty trong cùng 1 ngành thường có kết cấu tương đối giống nhau về doanh thu và kì vọng lợi nhuận, do vậy sẽ có mức P/E tương đối giống nhau. Lưu ý trong cùng 1 ngành cũng lại chia ra các phân khúc Upstream, Midstream và Downstream. Cần so sánh P/E của cổ phiếu cần phân tích với P/E trung bình của các công ty cùng phân khúc
    🔼Sử dụng PEG=P/E:G với G là tốc độ tăng trưởng của EPS.
    +Nếu PEG > 1, công ty đó được xem là có giá cao và không phải là khoản đầu tư hấp dẫn.
    +Nếu PEG = 1, công ty đó được xem là đang giao dịch tại mức giá hợp lý.
    +Nếu PEG < 1, công ty đó được xem là có giá rẻ và là một khoản đầu tư hấp dẫn
    PEG càng thấp càng có biện độ an toàn cao tuy nhiên phải đảm bảo các yếu tố khác( ưu tiên tăng trưởng)
    🔼Cách này áp dụng cho công ty có lợi nhuận ổn định cho các năm gần đây, tức là tăng trưởng không đáng kể, lúc đó ta sẽ tính tỉ lệ E/P trung bình các năm để mang ra so sánh với lãi suất kì vọng của mình thường so với lãi suất ngân hàng để đánh giá càng cao hơn lãi suất ngân hàng thì càng hấp dẫn.
    ➦Phần Định giá sử dụng P/E và 1 số lưu ý khi sử dụng P/E định giá mình sẽ viết ở 1 bài viết riêng.

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    Post Bottom Ad